15 tuổi rời miền quê nghèo xã Bình Lâm (H. Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) vào Nam lập nghiệp nhưng chị Trần Thị Hiển vẫn không nguôi giấc mơ được tiếp tục học. Trải qua những năm tháng vừa học vừa làm nhiều nghề, cô bé Hiển năm xưa nay đã trở thành nữ doanh nhân xinh đẹp, thành đạt. Không có thành công nào không phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt.
(Cadn.com.vn) – 15 tuổi rời miền quê nghèo xã Bình Lâm (H. Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) vào Nam lập nghiệp nhưng chịTrần Thị Hiển vẫn không nguôi giấc mơ được tiếp tục học. Trải qua những năm tháng vừa học vừa làm nhiều nghề, cô bé Hiển năm xưa nay đã trở thành nữ doanh nhân xinh đẹp, thành đạt. Không có thành công nào không phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt. Trò chuyện với chị, tôi hiểu thêm được vì sao Công ty TNHH SX-TM- DV Đại dương kính do chị làm giám đốc có được thành công như hôm nay. Từ học bổ túc đến nghiệp vụ văn phòng, Quản trị kinh doanh, kế toán chị Hiển đã vượt lên hoàn cảnh học tập bằng chính sức lao động của mình. Những ngày tháng ấy đã cho chị có được sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và nhiều trải nghiệm sâu sắc. Sau khi kết hôn, chị Hiển cùng chồng gầy dựng thêm thương hiệu Kính Đại dương. Dù khó khăn nhưng đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn, thương hiệu kính của gia đình chị ngày càng có uy tín. Đã có tiền đề và uy tín ở TPHCM, chị Hiển và chồng quyết tâm mở rộng thêm địa bàn. Đến năm 2008, được sự hỗ trợ của UBND tỉnh Quảng Nam, UBND H. Duy Xuyên và địa phương, DNTN Kính Đại Dương về hoạt động tại Cụm CN Tây An, Duy Trung, Duy Xuyên, Quảng Nam. Năm 2006 có dịp về thăm quê sau một trận bão, thấy nơi đây quá điêu tàn, nhà cửa đổ vỡ ngổn ngang sau trận cuồng phong, chị nghĩ, nơi đây chính là vùng đất tiềm năng để phát triển thương hiệu kính cường lực. Chồng vẫn tiếp tục công việc trong TPHCM, một mình chị về quê bắt tay vào công việc xây dựng.
Chị Hiển vẫn nhớ như in những ngày tháng đầu đầy khó khăn thử thách: “Duy Xuyên là quê hương của chồng tôi, anh ấy cũng rất tâm huyết muốn làm điều gì đó thật ý nghĩa nơi mình sinh ra. Những năm 2008 miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng vẫn chưa phát triển về kính cường lực. Nhất là nơi đây thường xuyên bị bão lũ nên rất cần những chất liệu bền, có độ chống chọi. Từ ý tưởng đó tôi quyết tâm tạo nên một mạng lưới phân phối kính giúp giảm bớt chi phí và rủi ro khi vận chuyển kính từ TPHCM về đây”. Thế nhưng, thực tế ngoài sức tưởng tượng của chị Hiển khi Cụm CN Tây An khi ấy chỉ là một bãi đất cát hoang hoải không một bóng người. “Không có nước, cây cối không phát triển nổi, thậm chí phải đào hố chui xuống để tránh nắng, đã có lúc tôi tưởng chừng như quá sức mình. Nhưng rồi không thể bỏ dở ý tưởng, tôi và các anh em thân tín trong công ty bắt đầu từng chút một. Song song với hoạt động cải tạo môi trường là tìm kiếm các hợp đồng, các mối làm ăn mọi việc dần dà cũng đi vào ổn định”-chị Hiển chia sẻ.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG KÍNH (2022)
Khó khăn nhất đó là địa bàn miền Trung rộng lớn trong khi mặt hàng kính lại dễ vỡ, khó vận chuyển. Không biết bao lần xe chở hàng bị lật thiệt hại từ hằng trăm đến cả tỉ đồng nhưng chị vẫn không chùn bước. Và cứ thế, người “nữ thuyền trưởng” đã chinh phục được cả một đại dương kính, vừa gánh trách nhiệm gia đình vừa chèo lái cả một công ty hàng trăm lao động. Hàng ngày, những Container kính sáng lấp lánh được vận chuyển ra khỏi vùng cát Duy Trung như hứa hẹn cho một tương lai tươi sáng của vùng đất này. Đưa tôi đi dạo một vòng quanh công ty, chị Hiển mỉm cười mãn nguyện khi thấy những bóng cây đã cao quá đầu người, khuôn viên ngập tràn bóng mát, không còn dấu vết của vùng đất khô cằn năm xưa. Chị chia sẻ thêm: “Hiện nay cả công ty có khoảng 520 lao động. Tôi đã cho xây dựng bếp ăn, nhà tập thể, anh chị em công nhân tuyệt đối được lo lắng đầy đủ bữa ăn giấc ngủ”. Trải qua 30 năm hoạt động, cùng với sự chuyển mình, tăng trưởng nhanh chóng, Đại Dương Kính đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Với năng lực quản lý và sản xuất hiện nay, chị Hiển cho biết Đại Dương Kính đang tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường mới nhiều tiềm năng như: Myanmar, Đài Loan, Lào,…và các thị trường có nhu cầu cao như: Châu Âu, Mỹ, Úc, Canada, Đức.